Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Công bố Quyết định số 702/QĐ-BGDĐT

Ngày 08/02/2021, thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn đã ký quyết định số 702/QĐ-BGDĐT về việc cho phép trường Đại học Gia Định đào tạo ngành Quản trị kinh doanh trình độ Thạc sĩ.

Theo đó, Trường Đại học Gia Định được phép đào tạo ngành Quản trị kinh doanh trình độ Thạc sĩ, mã số 8340101.





[2K3 CHỌN GDU] “Gửi đến tôi của năm 20 tuổi…”

18 tuổi, là độ tuổi đẹp nhất khi mang trong mình những mộng mơ, hoài bão của tuổi trẻ, dễ bật cười nhưng cũng dễ bật khóc vì những chuyện không đâu. Nhưng các bạn ấy biết rằng tài sản quý giá nhất mà mình có ở hiện tại, chính là thời gian.

Chuyến xe tuyển sinh của Đại học Gia Định rong ruổi trên các tỉnh thành với một niềm tin mang đến cho các bạn thông tin hữu ích về ngành nghề. May mắn hơn nữa là nhận được sự tin chọn của cô bạn 2K3 tài năng - Bùi Thị Thanh Thúy, thành viên lớp K15DCPM01 thuộc ngành Kỹ thuật phần mềm. 


Ấn tượng của Thúy đối với GDU là…?

Đầu tiên, ấn tượng đầu tiên của mình về GDU đó là đồng phục, vì trông nó rất trang nhã mà dễ thương. Thứ hai, mình tìm hiểu thì khuôn viên trường rất rộng rãi thoải mái, điều kiện học tập mới mẻ và điều đặc biệt nữa đó là sự tận tình giảng viên của GDU. Vì học online có nhiều trở ngại nhưng thầy cô, các bạn đều cố gắng hợp tác giúp cho những buổi học online trở nên thú vị và nhiều cảm xúc hơn. 

Đến với GDU, bạn muốn cải thiện những kỹ năng nào?

Bản thân Thúy cũng chưa phải là một người hoàn hảo về mọi mặt và mình nghĩ mình còn thiếu kĩ năng giao tiếp. Bởi vì tính cách của mình hơi e ngại một xíu nên khi bước vào môi trường đại học, bản thân mình phải thay đổi để có thể hòa đồng được với tất cả mọi người. 

Sau mấy tháng học tập, môi trường mới giúp mình thay đổi nhiều hơn. Mình đang dần tự tin hơn và làm quen với các bạn mới nhiều hơn. 

Bạn đã làm gì để cải thiện kỹ năng giao tiếp?

Ở GDU có rất nhiều hoạt động dành cho sinh viên, tại đây mình có cơ hội trải nghiệm và làm việc nhóm với lớp, giao lưu và kết bạn với những người bạn mới. Nhờ vậy không chỉ bản thân mình được cải thiện kỹ năng giao tiếp, mà các bạn cũng niềm nở hơn, gắn kết hơn và có ý thức tập thể ở môi trường đại học. 

Cơ duyên của bạn đến với ngành Kỹ thuật phần mềm và quan điểm của bạn về sự phát triển của ngành học này?

Cuộc sống chúng ta mỗi ngày một hiện đại hơn và công nghệ ngày càng được nâng cấp, nên việc học ngành Kỹ thuật phần mềm mang lại cho mình cơ hội công việc tốt. Và đó cũng là tâm huyết của mình. 

Theo quan điểm của mình, với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm là rất lớn. Trong tương lai, ngành học này sẽ giúp ích được rất nhiều cho công nghệ hiện đại cũng như phát triển nhiều lĩnh vực máy móc trong công cuộc hiện đại hoá nước ta. 

Mục tiêu của bạn là gì?

Đối với mình, cuộc sống xung quanh, bạn bè, thầy cô, gia đình đều rất ổn nhưng bản thân lại đang cảm thấy chênh vênh với những quyết định của mình. Tuy nhiên mình phải là người tự quyết định cuộc sống bằng cách cố gắng đặt ra những mục tiêu trong tương lai. 

Ba năm đại học đối với mình không quá nhiều và cũng không quá ít, đây sẽ là khoảng thời gian đủ để mình có những trải nghiệm mới và trưởng thành hơn mỗi ngày. Bên cạnh đó, mình muốn nắm vững kiến thức của ngành học, cập nhật các tiến bộ của khoa học phần mềm để có thể tự tin ứng tuyển vào các doanh nghiệp lớn.

Hãy gửi lời nhắn đến bản thân sau 3 năm nữa!

Gửi đến tôi của năm 20 tuổi, hãy trở thành một con người trưởng thành và thành công nhé!

Bùi Thị Thanh Thúy - K15DCPM01

Cảm ơn bạn Bùi Thị Thanh Thúy đã mang đến một cuộc trò chuyện ý nghĩa. Hy vọng rằng năm 20 tuổi, Thúy sẽ trở thành phiên bản trưởng thành và thành công như bản thân mình mong đợi. Hãy cố gắng trau dồi kiến thức, trải nghiệm thật nhiều và giữ vững mục tiêu để đạt được ước mơ.

Các GDU-ers ơi, bạn muốn gửi một lời nhắn nhủ đến bản thân chứ? Hãy inbox cho Ad qua Fanpage Đại học Gia Định và chúng ta làm quen nhé.


[2K3 CHỌN GDU] Tân sinh viên GDU với ước mơ trở thành lập trình viên của tập đoàn đa quốc gia

Với niềm đam mê lập trình và tinh thần ham học hỏi, Phan Thanh Tuấn - sinh viên năm nhất ngành Công nghệ thông tin (Lớp TH06 - GDU) ước mơ trở thành lập trình viên của các tập đoàn đa quốc gia. Tuấn là một trong những Tân sinh viên được nhận Học bổng Tài năng của Trường Đại học Gia Định năm nay. 


Ngay từ nhỏ, Thanh Tuấn đã ngưỡng mộ Steve Jobs - người tiên phong trong cuộc cách mạng máy tính và điện thoại thông minh, mang đến sự thành công của Apple.

Từ đó, Tuấn được truyền cảm hứng theo đuổi đam mê lập trình. Tuấn mong muốn có thể trở thành lập trình viên tại các tập đoàn đa quốc gia để biến những mã Code khô khan thành ứng dụng và trò chơi có giá trị bền vững.

"Khi thành thạo một việc gì đó, yêu thích nó, đam mê sẽ tự đến. Mình không ngại tiến từng bước nhỏ, làm các dự án nhỏ để lấy kinh nghiệm làm những thứ lớn hơn, nâng cao khả năng lập trình", Tuấn nói.

Tuấn cũng bộc bạch rằng, sau một tháng học tại GDU, bản cảm thấy đúng đắn khi chọn Đại học Gia Định. Bởi Công nghệ thông tin chính là ngành mũi nhọn của trường. Dù còn nhiều bỡ ngỡ nhưng Tuấn vẫn đang trau dồi bản thân để thích ứng với môi trường học tập mới và đạt được ước mơ trở thành lập trình viên tại các tập đoàn đa quốc gia. 

Cảm ơn những chia sẻ chân thành của Tuấn. Chúc Tuấn sớm thực hiện được ước mơ và phát triển sự nghiệp của mình.

#INTERVIEW: Hạnh phúc của thầy là nhìn thấy sự thành công của trò

Nhân Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe những chia sẻ của ThS. LS Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Gia Định (GDU) về những trăn trở, khát khao cho ngành giáo dục của thầy. 


Được biết thầy đã nhiệt huyết, kiên trì theo đuổi sự nghiệp “trồng người” trong nhiều năm qua, vậy lý do khiến thầy chọn gắn bó với sự nghiệp giáo dục này là gì? 

Là một nhà giáo với hơn hai mươi năm gắn bó với ngành giáo dục, hạnh phúc của tôi là nhìn thấy sự thành công của các thế hệ học trò. Niềm vui như được nhân lên khi tôi nhận thấy, phía sau các kết quả tốt ấy luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa sinh viên và giảng viên. Bởi để sinh viên có thể xây dựng, phát triển và nâng cao giá trị bản thân, đóng góp tích cực cho xã hội thì quá trình học tập luôn đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực, sáng tạo, hợp tác rất chặt chẽ giữa giảng viên và sinh viên.

Chính vì vậy, sự trưởng thành của các thế hệ sinh viên Gia Định luôn là niềm vui, niềm động lực để tôi cùng đội ngũ giảng viên tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nên thế hệ sinh viên vững chuyên môn, giỏi tay nghề.

Trong vai trò một nhà giáo, điều mà bản thân thầy tự hào nhất là gì ?

Thầy giáo vốn đã là nghề cao quý trong xã hội. Chắc hẳn, tôi cũng như các Thầy Cô khác sẽ luôn cảm thấy tự hào khi chứng kiến các thế hệ học trò sau khi rời giảng đường trở thành những người tài giỏi, có ích cho xã hội, đất nước. Các bạn tự tin mang những kiến thức, hiểu biết chuyên môn của mình đã và đang đóng góp thiết thực cho cộng đồng.

Kỷ niệm đáng nhớ của thầy trên sự nghiệp “trồng người” này là gì?

Chúng tôi không chỉ truyền đạt những tri thức mà còn truyền cho các bạn kỹ năng sống, thái độ sống tích cực. Đa số kỷ niệm đáng nhớ của tôi là được trải nghiệm những hoạt động ngoại khoá, thiện nguyện, công tác xã hội cùng sinh viên như: Hiến máu nhân đạo, mùa hè xanh, xuân tình nguyện, ... 

Ban đầu đa số các bạn tham gia với tinh thần vui là chính nhưng thông qua các hoạt động của chương trình, các bạn có cơ hội khám phá, trải nghiệm, tương tác. Từ đó, các bạn trưởng thành hơn, sống tích cực hơn, biết trân trọng cuộc sống hiện tại. Chính các bạn tạo nên giá trị đích thực và tốt đẹp của thế hệ sinh viên năng động ngày hôm nay.

Khát khao lớn nhất của thầy trong sự nghiệp giáo dục là gì?

Với phương châm “lấy sinh viên làm trung tâm”, chú trọng phát triển con người để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, tôi luôn mong muốn các sinh viên của Đại học Gia Định sẽ học đúng, học đủ và học đi kèm trải nghiệm.

Cụ thể, các bạn học đúng kiến thức cần thiết, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Học đủ để không phí thời gian vào những thứ không cần thiết. 

Và cuối cùng, trong các chương trình học tập, tôi luôn muốn sinh viên có cơ hội thực hành nhiều nhất có thể. Các bạn trải nghiệm cuộc sống, ứng dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. 

Tôi cũng mong muốn nhận được sự hợp tác và đóng góp hỗ trợ của các mạnh thường quân là các cựu sinh viên của Đại học Gia Định để giúp các sinh viên khó khăn được tiếp tục học tập và phát triển.

Nguồn: https://giadinh.edu.vn/tin-tuc/interview-hanh-phuc-cua-thay-la-nhin-thay-su-thanh-cong-cua-tro-1130

[2K3 CHỌN GDU] theo đuổi lý tưởng dùng "nghệ thuật" để "quản lý nhân sự"

"Luôn đặt con người ở vị trí số 1 và tôn trọng nhân viên chính là chìa khóa thành công của những nhà quản lý"

Thomas J.Watson Jr - nguyên chủ tịch tập đoàn IBM

Đây là câu nói tâm đắc nhất của cô bạn Trần Minh Mộng Thắm, sinh viên năm nhất của ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Gia Định. Đến với chuyện mục “2K3 chọn GDU”, Thắm sẽ chia sẻ về kế hoạch cá nhân của bản thân trong 3 năm học tại GDU để trở thành chuyên viên hành chính quản trị doanh nghiệp trong tương lai.


Chia sẻ về cơ duyên đến với ngành học này, Thắm cho biết: “Mới đầu mình chọn học Quản trị kinh doanh vì nhận thấy bản thân yêu thích và phù hợp với ngành. Nhưng tất cả chỉ mới dừng lại ở sự yêu thích và học hỏi thôi chứ chưa có định hướng sự nghiệp rõ ràng. Dần dần sự yêu thích và đam mê của mình càng lớn, đặc biệt là sau khi tìm hiểu kỹ về quản trị kinh doanh cũng như các chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp tại GDU”.

Sau khi trải qua 1 tháng học tập tại GDU, Thắm đã có một số kiến thức nền tảng quan trọng. Trong đó, quản trị nhân sự đóng một vai trò then chốt trong vận hành doanh nghiệp, và nghệ thuật quản lý nhân sự lại là giá trị cốt lõi. Nghệ thuật quản lý nhân sự là dung hòa của quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh, phân tích và thấu hiểu cảm xúc.

Để thành công trong ngành, chúng ta phải thường xuyên giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề khéo léo nhằm tạo sự gắn kết giữa các nhân viên từ đó tăng hiệu suất làm việc. Do vậy, trong những năm tháng sinh viên sắp tới, Thắm cho biết bạn không ngừng trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện, kỹ năng quản lý thời gian. Đồng thời, bạn cũng phát triển thêm kỹ năng tiếng Anh, chinh phục các chứng chỉ phục vụ cho công việc mơ ước.

Cảm ơn cô bạn xinh xắn Trần Minh Mộng Thắm đã tin chọn GDU làm nơi đồng hành thực hiện ước mơ. GDU hy vọng bạn sẽ giữ vững mục tiêu của mình, thành công và có thật nhiều trải nghiệm tuyệt vời tại giảng đường GDU.

Trường Đại học Gia Định chuyển đổi số trong quản lý giáo dục, đào tạo

Chuyển đổi số là mệnh lệnh của thời đại. Đó là kết luận của Chủ Tịch Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng – ông Hoàng Quốc Việt trong chương trình toạ đàm trực tuyến “Chuyển đổi số Giáo dục đại học” diễn ra ngày 30/10/2021.

Hình ảnh chuyên đề hội thảo: “Chuyển đổi số giáo dục đại học”

Chương trình toạ đàm trực tuyến “Chuyển đổi số Giáo dục đại học” dưới sự dẫn dắt của TS Ngô Minh Hải - Phó hiệu trưởng Nhà trường với sự tham gia của cán bộ - nhân viên - giảng viên hệ thống Đại Học thuộc Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng.

Ông Hoàng Quốc Việt, Chủ Tịch Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng cho rằng: “Với thế mạnh ở lĩnh vực công nghệ thông tin, trường Đại học Gia Định dự kiến sẽ trở thành một trường tiên phong trong 5 trường Đại học của Tập Đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng áp dụng, chuyển đổi số vào công tác quản lý giáo dục và chương trình đào tạo, giảng dạy”.

Ông Hoàng Quốc Việt, Chủ Tịch Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng

TS. Ngô Minh Hải – Phó hiệu trưởng Nhà trường và sự cố vấn chuyên môn của Tiến sĩ Hàng Sấm Nang (Tiến sĩ MIS - Đại học UITM Ba Lan, và đang đảm nhận vị trí CEO Công ty Cổ phần Supersoft) cùng các khách mời, nhận định rằng: “Đây là thời điểm vàng cho việc tái cấu trúc, áp dụng số hóa và công nghệ tiên tiến trong cách vận hàng, quản lý và đào tạo giáo dục.”

TS. Ngô Minh Hải cũng trình bày thêm quan điểm, chuyển đổi số là cơ hội để trường Đại học Gia Định khai phá những cột mốc mới tiên tiến hơn trong giáo dục. Ông chia sẻ chiến lược cụ thể để chuyển đổi số bằng hoạt động đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ thuật số trong việc đào tạo giảng viên, chuyển đổi số nội dung giảng dạy để tăng hiệu quả đào tạo.

TS Ngô Minh Hải (Phó Hiệu trưởng GDU) - GDU Edtech Ecosystem


Cát Vũ (Giám đốc trung tâm Quản lý rủi ro, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ) cũng cho người tham dự thấy được các doanh nghiệp đã thực hiện “chuyển đổi số” trong đào tạo nội bộ như thế nào. Những kinh nghiệm, biện pháp được rút ra bởi người tham dự cũng nhận được sự tư vấn của diễn giả Nguyễn Tùng Tâm (CEO Công ty giải pháp giáo dục Onschool) với nội dung: “Giải pháp công nghệ giáo dục toàn diện của Onschool và khả năng áp dụng tại tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG).

Tọa đàm cũng thu hút rất nhiều những đóng góp hữu ích từ các thầy cô, những người trực tiếp giảng dạy và sẽ ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy, đào tạo sắp tới.

Từ thành công của buổi toạ đàm, GDU cam kết là một trong những trường tiên phong áp dụng chuyển đổi số trong phương pháp dạy học, nhằm nâng cao quá trình trải nghiệm, phát huy tính độc lập, sáng tạo của sinh viên trường Đại học Gia Định.

[Học MBA-Chọn GDU] Phản biện: tư duy cốt lõi để phát triển bản thân

Khi là những người trẻ tuổi 18 đôi mươi, việc học đại học còn bị tác động bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh. Nhưng, đối với các học viên của chương trình sau đại học ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Gia Định, học cao học chính là cơ hội để học cách tư duy để nâng tầm bản thân.

Ngay từ khoá 1, lớp MBA tại GDU là tổ hợp những học viên luôn tìm kiếm cơ hội để trau dồi khả năng lãnh đạo, tư duy chiến lược cũng như đạt được thăng tiến trong công việc, đặc biệt trong thời kỳ môi trường kinh doanh biến động không ngừng và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dịch bệnh Covid-19.


Để hiểu rõ hơn về các học viên ấy, GDU đã có cuộc trò chuyện thú vị cùng anh Nguyễn Phước Duy Đức – Giám đốc, Bí thư chi bộ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Quốc về việc chọn học chương trình MBA để phát triển bản thân.

- Chào anh Duy Đức, cơ duyên nào khiến anh chọn Đại học Gia Định trở thành nơi tiếp tục con đường học tập trở thành học viên cao học như hiện tại?

Anh Duy Đức: Đầu tiên, sau gần 15 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Gia Định là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa bậc theo định hướng ứng dụng và thực hành trực thuộc Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG), đào tạo ra nguồn lao động có kiến thức, kỹ năng cao. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mọi người, ảnh hưởng đến việc đi lại cũng như học tập trực tiếp thì Đại học Gia Định đã linh động trong việc đào tạo trực tuyến, ứng dụng các nền tảng công nghệ 4.0 để phát triển số hóa giáo dục, giúp học viên chúng tôi xoá bỏ khoảng cách địa lý, an tâm học tập.

Thứ hai, trường mang đến cơ hội tốt nhất trong học tập, trải nghiệm và việc làm cho tất cả người học; cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.

Cuối cùng, đội ngũ giảng viên của Trường là Quý thầy cô có thâm niên trong ngành gồm những Phó Giáo sư, Tiến sỹ hoặc những doanh nhân, luật sư ưu tú tham gia giảng dạy. Nhà trường tập trung hướng đến phát triển vai trò của giảng viên trong việc nâng cao chất lượng và phát huy sức sáng tạo của học viên trong học tập và nghiên cứu.

Từ những lý do trên tôi đã quyết định chọn Đại học Gia Định trở thành nơi tiếp tục con đường học tập và trở thành học viên của Trường.

- Đến với GDU, anh kỳ vọng như thế nào vào chương trình đào tạo MBA?

Anh Duy Đức: Mục tiêu mà Trường Đại học Gia định đưa ra là học viên cao học không chỉ được lĩnh hội kiến thức mà còn là kỹ năng, thay đổi tầm nhìn, thay đổi cách tiếp cận vấn đề để ứng dụng vào công việc hiệu quả hơn. Vì vậy, bản thân tôi kỳ vọng thông qua chương trình học MBA này sẽ giúp tôi cập nhật và nâng cao thêm kiến thức, có kỹ năng chuyên sâu hơn về lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

- Vậy theo anh, điểm nổi bật nhất trong chương trình đào tạo MBA của GDU là gì?

Anh Duy Đức: Chương trình đào tạo MBA giúp cho người học tiếp cận và hiểu sâu về tất cả các lĩnh vực cần thiết trong một tổ chức như: quản lý tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị marketing, quản trị dự án, quản trị hành chính công, quản trị chăm sóc sức khỏe.... Khi tham gia học tập tại GDU, bản thân tôi nhận thấy chương trình đào tạo MBA rất đa dạng, phong phú, gắn liền với mọi vấn đề trong kinh doanh. Nó cung cấp cho học viên những kiến thức và kĩ năng chuyên nghiệp có thể đáp ứng được công việc quản lý kinh doanh, có sự cân bằng giữa giáo dục kinh doanh chính thức và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, giúp học viên có khả năng lãnh đạo sau khi được trang bị những kiến thức về các chức năng quản lý không thể thiếu trong một tổ chức.

Bên cạnh đó, các thầy cô luôn cho những học viên như chúng tôi cơ hội được phản biện, được nói lên suy nghĩ, quan điểm của bản thân trong mọi trường hợp. Đây là điểm khiến tôi và các bạn trong lớp luôn hào hứng để chuẩn bị bài trước mỗi giờ lên lớp bởi nếu không tìm hiểu trước, rất khó để có phản ứng nhanh lại những luận điểm của thầy cô hay các bạn khác. Chính điều này giúp tôi hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề từ đó tạo thói quen tư duy phản biện để phát triển bản thân.

- Việc khó khăn nhất khi theo học tại GDU và mời anh đưa ra lời khuyên cho các bạn có ý định trở thành “hậu bối” của anh là gì?

Anh Duy Đức: Việc khó khăn nhất của bản thân khi theo học tại GDU đó là khoảng cách địa lý bởi bản thân đang công tác tại Thành phố Phú Quốc, việc di chuyển đi lại phần nào cũng ảnh hưởng việc học tập nhất là trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Tiếp theo là phải cân bằng giữa việc học và công việc, khi đã xác định tham gia học tập thì bản thân phải tự xây dựng kế hoạch cụ thể một cách hợp lý, cố gắng sắp xếp các cuộc hẹn với đối tác tránh những buổi phải lên lớp học. Trong công việc cũng cần có sự phân công, phân nhiệm tại đơn vị cho từng bộ phận chuyên môn nghiệp vụ một cách khoa học để không làm ảnh hưởng đến công việc và quá trình học tập của mình.

Đầu vào của một chương trình sau đại học vốn đã khắt khe nhưng chương trình đào tạo MBA của trường đạt chuẩn quốc tế đã cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, mang tính thực tiễn cao. Do đó, các bạn cần học tập với thái độ tích cực, mạnh dạn phản biện với giảng viên, học viên để nắm kỹ kiến thức được đào tạo và vận dụng vào thực tiễn.

- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp đến, xin mời anh gửi lời chúc đến Quý thầy cô giảng viên trong ngày đặc biệt này.

Anh Duy Đức: Nghề giáo bao đời nay luôn được xem là nghề cao quý. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi xin thay mặt tất cả học viên kính chúc Quý thầy cô thật nhiều sức khỏe, luôn đủ tâm - trí - lực để tiếp tục truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích đến bao thế hệ học viên của Trường.

Xin cảm ơn anh Nguyễn Phước Duy Đức đã cùng GDU trò chuyện về chương trình đào tạo MBA của trường và có lời chúc thật ý nghĩa tới các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới. Chúc anh luôn thuận lợi trong việc học tập và công việc.

Trường Đại học Gia Định tổ chức thành công hội thảo "Trở thành công dân số"

Vào lúc 9h, sáng ngày 30/09/2021, Trường Đại học Gia Định (GDU) đã tổ chức thành công hội thảo trực tuyến “Trở thành công dân số” dưới sự dẫn dắt của TS. Ngô Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng với sự tham dự của Cán bộ - Nhân viên - Giảng viên hệ thống CĐ - Đại học thuộc Tập Đoàn Giáo Dục Nguyễn Hoàng.

Hội thảo còn vinh dự có sự hiện diện của ông Hoàng Quốc Việt - Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG). Đồng thời, chương trình cũng thu hút sự quan tâm, tham dự của đại diện Ban Lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc Hệ thống Giáo dục Nguyễn Hoàng và Ban Giám hiệu các trường thành viên thuộc khối CĐ-ĐH như: Trường Đại học Hoa Sen (HSU), Trường Đại học Hồng Bàng (HIU), Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU), Trường Đại học Công nghệ Miền Đông (MUT), Trường Cao Đẳng Hoa Sen (HSC) và Ban Giám hiệu, lãnh đạo đại diện các đơn vị Phòng/ Ban/ Trung Tâm của Trường Đại học Gia Định.

Mở đầu Hội thảo, TS. Ngô Minh Hải chia sẻ chủ đề “Triết lý đào tạo “Công dân số” tại GDU”. Đây cũng là một trong những định hướng phát triển của Trường Đại học Gia Định trong thời gian tới: “Nếu như triết lý “Công dân toàn cầu - Global Citizenship” đào tạo ra những thế hệ công dân mới với tư duy, kỹ năng, thái độ cởi mở, hội nhập, hướng tới trở thành thành viên của một cộng đồng không biên giới - toàn cầu (UNESCO, 2015), thì khái niệm “Công dân số - Digital citizenship” được UNESCO phát triển gần đây và được đưa mục tiêu phát triển giáo dục 2030 toàn cầu năm 2020, với mục tiêu cụ thể hơn, hướng tới một cộng đồng tương lai khi ranh giới giữa online và offline đã được xóa nhòa, thay vào đó là sự đan xen bởi công nghệ. Khi đó, năng lực số - digitalcompetency và quyền công dân số - digital rights trở thành những nội dung quan trọng mà các thế hệ công dân kế tiếp có quyền được đào tạo và trải nghiệm.”

Cùng bàn luận về xu hướng ứng dụng “Digital” vào sự phát triển của giáo dục bậc Đại học, hội thảo “Trở thành công dân số - Becoming the Next Digital Citizen” đã mang đến những phân tích đa chiều của các chuyên gia, giảng viên giàu kinh nghiệm thâm niên có dịp trao đổi thẳng thắn, cởi mở về các nội dung chính như:

* Tìm hiểu rộng hơn khái niệm “công dân số” và các cấu phần của khái niệm này như “năng lực số” và “quyền công dân số”;

* Cách thức để đào tạo được thế hệ người học kế tiếp để chuẩn bị cho “công dân số”. Triết lý đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng.

* Trao đổi và cũng đưa ra những giải pháp nào cho hệ thống các trường quốc tế, các trường đại học có thể đào tạo theo triết lý “công dân số”.

* Đồng thời, phân tích những thuận lợi và khó khăn của hệ thống giáo dục Nguyễn Hoàng nếu muốn áp dụng triết lý đào tạo “công dân số” trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Hội thảo cũng thu hút nhiều sự quan tâm và thảo luận thông qua những chủ đề báo cáo giàu tính thực tiễn trong việc triển khai các mô hình đại học tại các trường, trong đó, PGS.TS Phạm Văn Song - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Miền Đông với chủ đề: “Xây dựng văn hóa học đường cho đại học thời 4.0”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cũng đã có buổi trình bày với chủ đề “Xây dựng đại học thông minh tại HSU: Từ triết lý đến thực tiễn”, TS. Vũ Gia Phong - Giảng viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng với chủ đề “Đào tạo Khối ngành sức khỏe trong thời đại số”

Buổi hội thảo kết thúc sau khi Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng - ông Hoàng Quốc Việt kết luận tổng kết và đề ra phương án hành động đưa “digital” trở thành điểm nổi bật, phục vụ hiệu quả nhất trong công cuộc giáo dục, đào tạo cho 5 trường đại học trong hệ thống NHG với mô hình tiên phong triển khai ở trường Đại học Gia Định - trường Đại học Đại chúng với thế mạnh ở lĩnh vực công nghệ thông tin.

Cùng theo dõi một số hình ảnh ghi lại tại hội thảo trực tuyến “Trở thành công dân số” được diễn ra vào ngày 30/09/2021!

Hình ảnh chủ đề hội thảo: “Trở thành công dân số”

Các thầy cô đại diện cho Ban Lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc Hệ thống Giáo dục Nguyễn Hoàng và Ban Giám hiệu các trường thành viên thuộc khối CĐ-ĐH tham gia hội thảo

TS. Ngô Minh Hải chia sẻ chủ đề “Triết lý đào tạo “Công dân số” tại GDU”

Những nội dung chính được triển khai trong buổi hội thảo

TS. Vũ Gia Phong - Giảng viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng với chủ đề “Đào tạo Khối ngành sức khỏe trong thời đại số”

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cũng đã có bài trình bày với chủ đề “Xây dựng đại học thông minh tại HSU: Từ triết lý đến thực tiễn”



Thông báo tuyển sinh Thạc sĩ

  



TUYỂN SINH CAO HỌC ĐỢT 3 NĂM 2021

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH – 8340101

-           Căn cứ Điều 1 Khoản 5 Quyết định số 1982/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/10/2016 về Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

-           Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Quy chế Tuyển sinh và Đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/8/2021;

-           Thực hiện Kế hoạch tuyển sinh Sau đại học năm 2021.

Trường Đại học Gia Định thông báo tuyển sinh Cao học ngành Quản trị kinh doanh định hướng ứng dụng với các chuyên ngành ngành:

         Quản trị chiến lược

         Quản trị vận hành

         Quản trị nhân sự

         Quản trị tài chính

cụ thể như sau:

I.     Đối tượng tuyển sinh:

1. Yêu cầu đã tốt nghiệp đại học và có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3/6 (tương đương chứng chỉ B1)

- Ứng viên đã tốt nghiệp Đại học thuộc các chương trình đã được kiểm định chất lượng được đánh giá bởi các tổ chức quốc tế hoặc được Cục quản lý chất lượng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) công nhận.

Có năng lực ngoại ngữ trình độ B1 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

2. Yêu cầu về ngành tốt nghiệp đại học

Thí sinh đáp ứng một trong hai điều kiện sau: 

- Đã tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh;

- Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần, ngành khác với ngành Quản trị kinh doanh của trường đại học trong nước hay ngoài nước được Bộ GD&ĐT công nhận và đã học, đạt yêu cầu các môn bổ sung kiến thức theo quy định của Nhà trường.

II.   Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần, ngành khác

2.1. Danh mục các ngành phù hợp:  Ngành Quản trị kinh doanh

2.2. Danh mục các ngành gần: Quản lý kinh tế; Kinh tế; Tài chính – Ngân hàng; Kế toán – Kiểm toán; Kinh doanh quốc tế; Bất động sản; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bảo hiểm; Kinh doanh thương mại.

2.3. Danh mục các ngành khác ngành: Ngôn ngữ Anh; Khoa học quản lý; Quản trị nhân lực; Hệ thống thông tin quản lý; Quản trị văn phòng; Du lịch; Quốc tế học; Máy tính và công nghệ thông tin; Kiến trúc và xây dựng; Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Báo chí và truyền thông…

III.    Danh mục các học phần bổ sung kiến thức đối với học viên ngành gần, ngành khác ngành

TT

Tên môn học

Số

tín chỉ

Ngành gần

Ngành khác

1

Marketing căn bản

3

x

x

2

Quản trị học

3

x

x

3

Kinh tế học đại cương

3

x

x

4

Lý thuyết Tài chính – tiền tệ

3

 

x

5

Nguyên lý kế toán

3

 

x

6

Phân tích kinh doanh

3

 

x

Tông số tín chỉ cần bổ sung:

 

9

18

IV.   Tiêu chí tuyển sinh và thời gian đào tạo:

1.   Phương thức tuyển sinh:

Xét tuyển dựa vào điểm trung bình tích lũy của học viên ở bậc đại học và làm bài luận.

2.   Chỉ tiêu tuyển sinh: Theo Quy định của Bộ GDĐT

3.   Thời gian đào tạo: 03 học kỳ và viết luận văn tương đương 60 tín chỉ.

4.   Quy trình xét tuyển

- Thí sinh nộp hồ sơ đăng kí dự tuyển theo mục VI của thông báo này.

- Thí sinh đạt các tiêu chí xét tuyển đều có thể nộp hồ sơ xét tuyển.

4.1. Thông tin xếp loại và bảng điểm tốt nghiệp của ứng viên ở bậc đại học (Tổng điểm đánh giá tối đa: 45 điểm)

     Từ 5,0 đến 5,9: 25 điểm

     Từ 6,0 đến 7,0: 30 điểm

     Từ 7,1 đến 8,0: 35 điểm

     Từ 8,1 đến 9,0: 40 điểm

     Từ 9,1 đến 10,0: 45 điểm​

4.2. Bài luận đầu vào thạc sĩ: Thí sinh chọn 1 trong các chủ đề theo yêu cầu chuyên ngành đăng ký để hoàn thành bài luận (từ 2000 đến 4000 chữ). Điểm số cho bài luận được chấm theo thang điểm tối đa là 50 điểm với các tiêu chí sau:

     Cấu trúc bài viết

     Kĩ năng tổng hợp thông tin

     Kĩ năng phân tích & lập luận

     Tư duy sáng tạo

Các chủ đề gợi ý:

1.   Kinh nghiệm và trình độ thành tích học tập:

Thảo luận về nền tảng và thành tích học tập của bạn. Bạn tự hào nhất về điều nào?

2.   Kinh nghiệm nghiên cứu:

Thảo luận về công việc của bạn trong nghiên cứu khi còn là một sinh viên đại học.

3.   Thực tập và kinh nghiệm thực tiễn:

Thảo luận về kinh nghiệm áp dụng của bạn trong lĩnh vực này. Những kinh nghiệm này đã định hình mục tiêu nghề nghiệp của bạn như thế nào?

4.   Kinh nghiệm cá nhân và triết lý:

 - Viết một bài luận tự thuật. Có điều gì nền tảng của bạn mà bạn nghĩ sẽ liên quan đến đơn xin nhập học của bạn vào trường cao học không?

 - Mô tả cuộc sống của bạn cho đến bây giờ: gia đình, bạn bè, nhà, trường học, công việc và đặc biệt là những trải nghiệm phù hợp nhất với sở thích của bạn.

 - Cách tiếp cận cuộc sống của bạn là gì?

5.   Điểm mạnh và điểm yếu:

- Thảo luận về các kỹ năng cá nhân và học vấn của bạn. Xác định điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Những điều này sẽ đóng góp như thế nào cho sự thành công của bạn với tư cách là một sinh viên tốt nghiệp và chuyên nghiệp? Làm thế nào để bạn bù đắp cho những điểm yếu của mình?

6.   Sở thích và mục tiêu trước mắt:

- Tại sao bạn dự định học cao học? Giải thích bạn mong đợi việc học sau đại học sẽ đóng góp như thế nào cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bạn dự định làm gì với bằng cấp của mình?

- Kế hoạch nghề nghiệp: Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn là gì? Bạn thấy mình ở đâu, sự nghiệp khôn ngoan, mười năm sau khi tốt nghiệp?

- Sở thích học tập: Bạn muốn học ngành gì? Mô tả sở thích học tập của bạn. Bạn muốn nghiên cứu lĩnh vực nào?

7.   Phù hợp với GDU và Khoa chuyên ngành:

Giải thích cách sở thích nghiên cứu của bạn phù hợp với sở thích của khoa. Bạn muốn làm việc với ai? Bạn sẽ chọn ai làm người cố vấn cho mình?

4.3. Tiêu chí khác (không bắt buộc): Các giải thưởng cấp quốc gia (5 điểm), tham gia bài báo khoa học được các tổ chức uy tín công nhận (5 điểm), đã tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ được cấp bởi các cơ sở đào tạo quốc tế uy tín hoặc các cơ sở đào tạo trong nước được Bộ giáo dục và đào tạo công nhận (5 điểm). Điểm cộng tối đa là 15 điểm. Sau khi cộng điểm, điểm đánh giá cuối cùng không được quá 100 điểm (nếu vượt quá sẽ được làm tròn thành 100 điểm).

4.4. Điều kiện yêu cầu ngoại ngữ: Ứng viên tham dự xét tuyển đáp ứng một trong các điều kiện sau thì đạt yêu cầu Ngoại ngữ đầu vào:

- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cấp bằng.

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài.

- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ B1 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Bộ GD&ĐT, theo bảng quy đổi dưới đây, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ, được cấp bởi các cơ sở được Bộ GD&ĐT cho phép hoặc công nhận. Hiệu trưởng phải thẩm định và chịu trách nhiệm về tính xác thực của chứng chỉ ngoại ngữ trước khi công nhận tương đương.

 

 

Bảng quy đổi chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3/6

 

TT

Ngôn ngữ

Chứng chỉ/Văn bằng

Trình độ / Thang điểm
(Tương đương Bậc 3)

1

Tiếng Anh

TOEFL iBT

30 – 45

TOEFL ITP

450 – 499

IELTS

4.0 – 5.0

Cambridge Assessment English

B1 Preliminary / B1 Business Preliminary / Linguaskill

Thang điểm: 140 - 159

TOEIC (4 kỹ năng)

Nghe: 275 – 399

Đọc: 275 – 384

Nói: 120 – 159

Viết: 120 - 149

2

Tiếng Pháp

CIEP / Alliance Française Diplomas

TCF: 300 – 399

Văn bằng DELF B1

Diplôme de Langue

3

Tiếng Đức

Goethe - Institut

Goethe – Zertifikat B1

The German TestDaF Language

TestDaF Bậc 3 (TDN 3)

4

Tiếng Trung Quốc

Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)

HSK Bậc 3

5

Tiếng Nhật

Japanese Language Proficiency Test (JLPT)

N4

6

Tiếng Nga

ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному

ТРКИ-1 (TRKI-1)

V.      Điều kiện trúng tuyển

​- Thí sinh phải đạt tổng điểm đánh giá (hồ sơ + bài luận) từ 50 điểm trở lên; trong đó điểm tối thiểu cho Tiêu chí Bảng điểm Đại học là 25 điểm; điểm tối thiểu cho Bài Luận là 25 điểm.

- Đạt điều kiện ngoại ngữ đầu vào theo quy định

VI.   Thời gian, lệ phí, hồ sơ dự tuyển

1.Thời gian tuyển sinh:

NỘI DUNG

THỜI GIAN

Nhận hồ sơ đăng ký các môn học bổ sung kiến thức và hồ sơ dự thi

Từ ngày thông báo đến hết ngày 11/12/2021

Thời gian học bổ sung kiến thức

Từ ngày 11/12 đến ngày 25/12/2021

Công bố trúng tuyển

Ngày 27/12/2021

Nhập học dự kiến

Tháng 03/01/2022

 

2. Lệ phí, học phí

NỘI DUNG

SỐ TIỀN

Lệ phí học bổ sung kiến thức

3.000.000đ/môn

Lệ phí xét tuyển

1.000.000đ

Học phí

20.000.000đ/học kỳ

 

3. Chính sách học bổng

TT

NỘI DUNG

TỈ LỆ

HỌC BỔNG

1

Cựu sinh viên GDU vào học

20% học phí HKI

2

Thầy Cô các trường THPT

20% học phí HKI

3

Con em và CBNV cấp sở ban ngành ở Tỉnh

20% học phí HKI

4

Bản thân và con em Thầy Cô, CBNV trong hệ thống Tập đoàn Nguyễn Hoàng (thời gian làm việc từ 6 tháng trở lên)

50% khóa học

4. Hồ sơ đăng ký[1]:

-       Bài luận theo yêu cầu khoản 4.2 mục IV

-       Đơn xin dự tuyển (theo mẫu).

-       Sơ yếu lý lịch (theo mẫu) có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền nơi cư trú.

-       Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp đại học.

-       Bản sao công chứng bảng điểm đại học.

-       Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng).

-       Bản sao hợp lệ giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên.

-       Bản sao công chứng CMT/CCCD

-       4 ảnh 3x4 (không quá 6 tháng ghi họ tên, ngày tháng năm sinh phía sau ảnh)


Tin tức