Thông báo tuyển sinh
TUYỂN SINH CAO HỌC ĐỢT 3 NĂM 2021
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH – 8340101
-
Căn cứ Điều 1
Khoản 5 Quyết định số 1982/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/10/2016 về
Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
-
Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Quy chế Tuyển
sinh và Đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/8/2021;
-
Thực hiện Kế hoạch tuyển sinh
Sau đại học năm 2021.
Trường Đại học Gia Định thông báo tuyển sinh Cao học ngành Quản trị kinh doanh định hướng ứng dụng với các
chuyên ngành ngành:
●
Quản trị chiến lược
●
Quản trị vận hành
●
Quản trị nhân sự
●
Quản trị tài chính
cụ thể như sau:
I. Đối tượng tuyển sinh:
1. Yêu cầu đã tốt nghiệp đại học và có trình độ
ngoại ngữ tương đương bậc 3/6 (tương đương chứng chỉ B1)
- Ứng viên đã
tốt nghiệp Đại học thuộc các chương trình đã được kiểm định chất lượng được
đánh giá bởi các tổ chức quốc tế hoặc được Cục quản lý chất lượng Bộ Giáo dục
và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) công nhận.
-
Có năng lực ngoại
ngữ trình độ B1 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt
Nam.
2. Yêu cầu về ngành tốt nghiệp đại học
Thí sinh đáp ứng một
trong hai điều kiện sau:
- Đã tốt
nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh;
- Thí sinh
có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần, ngành khác với ngành Quản trị
kinh doanh của trường đại học trong nước hay ngoài nước được Bộ GD&ĐT công
nhận và đã học, đạt yêu cầu các môn bổ sung kiến thức theo quy định của Nhà
trường.
II. Danh mục các ngành
phù hợp, ngành gần, ngành khác
2.1. Danh mục các ngành phù hợp: Ngành Quản trị kinh doanh
2.2. Danh mục các ngành gần: Quản lý kinh tế; Kinh tế; Tài
chính – Ngân hàng; Kế toán – Kiểm toán; Kinh doanh quốc tế; Bất động
sản; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn;
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bảo hiểm; Kinh doanh thương
mại.
2.3.
Danh mục các ngành khác ngành:
Ngôn ngữ Anh; Khoa học quản lý; Quản trị nhân lực; Hệ thống thông
tin quản lý; Quản trị văn phòng; Du lịch; Quốc tế học; Máy tính và
công nghệ thông tin; Kiến trúc và xây dựng; Nông, lâm nghiệp và
thủy sản; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Báo chí và truyền thông…
III.
Danh mục các học phần bổ sung kiến thức đối
với học viên ngành gần, ngành khác ngành
TT |
Tên môn học |
Số tín chỉ |
Ngành gần |
Ngành khác |
1 |
Marketing căn bản |
3 |
x |
x |
2 |
Quản trị học |
3 |
x |
x |
3 |
Kinh tế học đại cương |
3 |
x |
x |
4 |
Lý thuyết Tài chính – tiền tệ |
3 |
|
x |
5 |
Nguyên lý kế toán |
3 |
|
x |
6 |
Phân tích kinh doanh |
3 |
|
x |
Tông số tín chỉ cần bổ sung: |
|
9 |
18 |
IV.
Tiêu chí tuyển sinh và thời gian đào tạo:
1. Phương thức
tuyển sinh:
Xét tuyển dựa vào điểm trung bình tích lũy của học
viên ở bậc đại học và làm bài luận.
2.
Chỉ tiêu tuyển sinh: Theo Quy định của Bộ GDĐT
3. Thời gian đào tạo: 03 học kỳ và viết
luận văn tương đương 60 tín chỉ.
4.
Quy trình xét tuyển
- Thí sinh nộp hồ sơ đăng kí dự tuyển theo
mục VI của thông báo này.
- Thí sinh đạt các tiêu chí xét tuyển đều
có thể nộp hồ sơ xét tuyển.
4.1. Thông
tin xếp loại và bảng điểm tốt nghiệp của ứng viên ở bậc đại học (Tổng điểm đánh giá tối đa: 45 điểm)
●
Từ 5,0 đến 5,9:
25 điểm
●
Từ 6,0 đến 7,0:
30 điểm
●
Từ 7,1 đến 8,0:
35 điểm
●
Từ 8,1 đến 9,0:
40 điểm
●
Từ 9,1 đến 10,0:
45 điểm
4.2. Bài
luận đầu vào thạc sĩ: Thí sinh chọn 1
trong các chủ đề theo yêu cầu chuyên ngành đăng ký để hoàn thành bài luận (từ
2000 đến 4000 chữ). Điểm số cho bài luận được chấm theo thang điểm tối đa là 50
điểm với các tiêu chí sau:
●
Cấu trúc bài viết
●
Kĩ năng tổng hợp
thông tin
●
Kĩ năng phân tích
& lập luận
●
Tư duy sáng tạo
Các chủ đề
gợi ý:
1.
Kinh nghiệm và trình độ thành tích học
tập:
Thảo luận về nền tảng và thành tích học tập của bạn.
Bạn tự hào nhất về điều nào?
2.
Kinh nghiệm nghiên cứu:
Thảo luận về công việc của bạn trong nghiên cứu khi
còn là một sinh viên đại học.
3.
Thực tập và kinh nghiệm thực tiễn:
Thảo luận về kinh nghiệm áp dụng của bạn trong lĩnh
vực này. Những kinh nghiệm này đã định hình mục tiêu nghề nghiệp của bạn như
thế nào?
4.
Kinh nghiệm cá nhân và triết lý:
- Viết một bài
luận tự thuật. Có điều gì nền tảng của bạn mà bạn nghĩ sẽ liên quan đến đơn xin
nhập học của bạn vào trường cao học không?
- Mô tả cuộc
sống của bạn cho đến bây giờ: gia đình, bạn bè, nhà, trường học, công việc và
đặc biệt là những trải nghiệm phù hợp nhất với sở thích của bạn.
- Cách tiếp cận
cuộc sống của bạn là gì?
5.
Điểm mạnh và điểm yếu:
- Thảo luận về các kỹ năng cá nhân và học vấn của bạn.
Xác định điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Những điều này sẽ đóng góp như thế nào
cho sự thành công của bạn với tư cách là một sinh viên tốt nghiệp và chuyên
nghiệp? Làm thế nào để bạn bù đắp cho những điểm yếu của mình?
6.
Sở thích và mục tiêu trước mắt:
- Tại sao bạn dự định học cao học? Giải thích bạn mong
đợi việc học sau đại học sẽ đóng góp như thế nào cho mục tiêu nghề nghiệp của
bạn. Bạn dự định làm gì với bằng cấp của mình?
- Kế hoạch nghề nghiệp: Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn
của bạn là gì? Bạn thấy mình ở đâu, sự nghiệp khôn ngoan, mười năm sau khi tốt
nghiệp?
- Sở thích học tập: Bạn muốn học ngành gì? Mô tả sở
thích học tập của bạn. Bạn muốn nghiên cứu lĩnh vực nào?
7.
Phù hợp với GDU và Khoa chuyên ngành:
Giải thích cách sở thích nghiên cứu của bạn phù hợp
với sở thích của khoa. Bạn muốn làm việc với ai? Bạn sẽ chọn ai làm người cố
vấn cho mình?
4.3. Tiêu chí khác (không bắt buộc): Các giải thưởng cấp quốc gia (5 điểm), tham
gia bài báo khoa học được các tổ chức uy tín công nhận (5 điểm), đã tốt nghiệp
thạc sĩ, tiến sĩ được cấp bởi các cơ sở đào tạo quốc tế uy tín hoặc các cơ sở
đào tạo trong nước được Bộ giáo dục và đào tạo công nhận (5 điểm). Điểm cộng
tối đa là 15 điểm. Sau khi cộng điểm, điểm đánh giá cuối cùng không được quá
100 điểm (nếu vượt quá sẽ được làm tròn thành 100 điểm).
4.4.
Điều kiện yêu cầu ngoại ngữ: Ứng viên tham dự xét tuyển đáp ứng một trong các điều kiện sau
thì đạt yêu cầu Ngoại ngữ đầu vào:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ,
tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền
công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.
- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình
tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một
số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy
ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cấp bằng.
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn
ngữ nước ngoài.
- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương
đương trình độ B1
trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Bộ GD&ĐT, theo bảng quy đổi
dưới đây, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày
đăng ký dự thi thạc sĩ, được cấp bởi các cơ sở được Bộ GD&ĐT cho phép hoặc
công nhận. Hiệu trưởng phải thẩm định và chịu trách nhiệm về tính xác thực của
chứng chỉ ngoại ngữ trước khi công nhận tương đương.
Bảng
quy đổi chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3/6
TT |
Ngôn ngữ |
Chứng chỉ/Văn bằng |
Trình độ / Thang điểm |
1 |
Tiếng Anh |
TOEFL iBT |
30 – 45 |
TOEFL ITP |
450 – 499 |
||
IELTS |
4.0 – 5.0 |
||
Cambridge Assessment English |
B1 Preliminary / B1 Business Preliminary / Linguaskill Thang điểm: 140 - 159 |
||
TOEIC (4 kỹ năng) |
Nghe: 275 – 399 Đọc: 275 – 384 Nói: 120 – 159 Viết: 120 - 149 |
||
2 |
Tiếng Pháp |
CIEP / Alliance Française
Diplomas |
TCF: 300 – 399 Văn bằng DELF B1 Diplôme de Langue |
3 |
Tiếng Đức |
Goethe - Institut |
Goethe – Zertifikat B1 |
The German TestDaF Language |
TestDaF Bậc 3 (TDN 3) |
||
4 |
Tiếng Trung Quốc |
Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK) |
HSK Bậc 3 |
5 |
Tiếng Nhật |
Japanese Language Proficiency
Test (JLPT) |
N4 |
6 |
Tiếng Nga |
ТРКИ - Тест по русскому языку
как иностранному |
ТРКИ-1 (TRKI-1) |
V. Điều kiện trúng tuyển
- Thí sinh phải đạt tổng điểm đánh
giá (hồ sơ + bài luận) từ 50 điểm trở lên; trong đó điểm tối thiểu cho Tiêu chí
Bảng điểm Đại học là 25 điểm; điểm tối thiểu cho Bài Luận là 25 điểm.
- Đạt điều kiện ngoại ngữ đầu vào
theo quy định
VI.
Thời gian, lệ phí, hồ sơ dự tuyển
1.Thời gian tuyển sinh:
NỘI DUNG |
THỜI GIAN |
Nhận hồ sơ đăng ký các môn học bổ sung kiến thức và hồ sơ dự thi |
Từ ngày thông báo đến hết ngày 11/12/2021 |
Thời gian học bổ sung kiến thức |
Từ ngày 11/12 đến ngày 25/12/2021 |
Công bố trúng tuyển |
Ngày 27/12/2021 |
Nhập học dự kiến |
Tháng 03/01/2022 |
2. Lệ phí, học phí
NỘI DUNG |
SỐ TIỀN |
Lệ phí học
bổ sung kiến thức |
3.000.000đ/môn |
Lệ phí xét
tuyển |
1.000.000đ |
Học phí |
20.000.000đ/học kỳ |
3. Chính sách học bổng
TT |
NỘI DUNG |
TỈ LỆ HỌC BỔNG |
1 |
Cựu sinh
viên GDU vào học |
20% học phí
HKI |
2 |
Thầy Cô các trường THPT |
20% học phí HKI |
3 |
Con em và CBNV cấp sở ban ngành ở Tỉnh |
20% học phí HKI |
4 |
Bản thân và con em Thầy Cô, CBNV trong hệ thống Tập đoàn Nguyễn Hoàng (thời gian làm việc từ 6
tháng trở lên) |
50% khóa học |
4.
Hồ sơ đăng ký[1]:
- Bài luận theo yêu cầu khoản 4.2 mục IV
- Đơn xin dự tuyển (theo mẫu).
- Sơ yếu lý lịch (theo mẫu) có xác nhận của cơ quan hoặc
chính quyền nơi cư trú.
- Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp đại học.
- Bản sao công chứng bảng điểm đại học.
- Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng).
- Bản sao hợp lệ giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên.
- Bản sao công chứng CMT/CCCD
- 4 ảnh 3x4 (không quá 6 tháng ghi họ tên, ngày tháng
năm sinh phía sau ảnh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét