Hỏi - Đáp về tuyển sinh

Hỏi: Hồ sơ xét tuyển trình độ Thạc sĩ gồm những gì?

Đáp: Để xét tuyển, học viên cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

1. Đơn xin dự tuyển (theo mẫu). Thí sinh Download tại đây

2. Đơn đăng ký bổ sung kiến thức (theo mẫu). Thí sinh Download tại đây

3. Sơ yếu lý lịch (theo mẫu) có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền nơi cư trú. Thí sinh Download tại đây

4. Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp đại học.

5. Bản sao công chứng bảng điểm đại học.

6. Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng).

7. Bản sao hợp lệ giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên.

8. Bản sao công chứng CMT/CCCD

9. 4 ảnh 3x4 (không quá 6 tháng ghi họ tên, ngày tháng năm sinh phía sau ảnh)

10. Bài luận theo yêu cầu 

_______________________________

Hỏi: Viết bài luận như thế nào?

Đáp: Thí sinh chọn 1 trong các chủ đề theo yêu cầu chuyên ngành đăng ký để hoàn thành bài luận (từ 2000 đến 4000 chữ):

Gợi ý thí sinh viết 1 trong 7 chủ đề sau đây:

1.   Kinh nghiệm và trình độ thành tích học tập:

Thảo luận về nền tảng và thành tích học tập của bạn. Bạn tự hào nhất về điều nào?

2.   Kinh nghiệm nghiên cứu:

Thảo luận về công việc của bạn trong nghiên cứu khi còn là một sinh viên đại học.

3.   Thực tập và kinh nghiệm thực tiễn:

Thảo luận về kinh nghiệm áp dụng của bạn trong lĩnh vực này. Những kinh nghiệm này đã định hình mục tiêu nghề nghiệp của bạn như thế nào?

4.   Kinh nghiệm cá nhân và triết lý:

 - Viết một bài luận tự thuật. Có điều gì nền tảng của bạn mà bạn nghĩ sẽ liên quan đến đơn xin nhập học của bạn vào trường cao học không?

 - Mô tả cuộc sống của bạn cho đến bây giờ: gia đình, bạn bè, nhà, trường học, công việc và đặc biệt là những trải nghiệm phù hợp nhất với sở thích của bạn.

 - Cách tiếp cận cuộc sống của bạn là gì?

5.   Điểm mạnh và điểm yếu:

- Thảo luận về các kỹ năng cá nhân và học vấn của bạn. Xác định điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Những điều này sẽ đóng góp như thế nào cho sự thành công của bạn với tư cách là một sinh viên tốt nghiệp và chuyên nghiệp? Làm thế nào để bạn bù đắp cho những điểm yếu của mình?

6.   Sở thích và mục tiêu trước mắt:

- Tại sao bạn dự định học cao học? Giải thích bạn mong đợi việc học sau đại học sẽ đóng góp như thế nào cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bạn dự định làm gì với bằng cấp của mình?

- Kế hoạch nghề nghiệp: Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn là gì? Bạn thấy mình ở đâu, sự nghiệp khôn ngoan, mười năm sau khi tốt nghiệp?

- Sở thích học tập: Bạn muốn học ngành gì? Mô tả sở thích học tập của bạn. Bạn muốn nghiên cứu lĩnh vực nào?

7.   Phù hợp với GDU và Khoa chuyên ngành:

Giải thích cách sở thích nghiên cứu của bạn phù hợp với sở thích của khoa. Bạn muốn làm việc với ai? Bạn sẽ chọn ai làm người cố vấn cho mình?

Điểm số cho bài luận được chấm theo thang điểm tối đa là 50 điểm với các tiêu chí sau:

     Cấu trúc bài viết

     Kĩ năng tổng hợp thông tin

     Kĩ năng phân tích & lập luận

     Tư duy sáng tạo

__________________________


Hỏi: Nộp hồ sơ ở đâu?

Đáp: Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về địa chỉ: 185 - 187 Hoàng Văn Thụ P.8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Lưu ý: Trong bối cảnh Covid-19, thí sinh có thể gửi bản scan các hồ sơ tài liệu qua email: thieucadasa@gmail.com và gửi bản giấy sau.

__________________________


Hỏi: Nộp phí xét tuyển khi nào?

Đáp: Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp và nộp phí xét tuyển 1.000.000đ (một triệu đồng) tại địa chỉ trên 

Lưu ý: Nếu nộp hồ sơ qua email hoặc bưu điện, thí sinh nộp phí xét tuyển qua ngân hàng:

STK: 0501 0000 72957 Ngân hàng Vietcombank. 

Tên TK: Trương Văn Thiệu

Nội dung: Lệ phí xét tuyển_Họ và tên thí sinh

__________________________


Hỏi: Điều kiện về ngoại ngữ để trúng tuyển?

Đáp: Thí sinh được xét trúng tuyển nếu có chứng chỉ B1 của 1 trong 18 trường Đại Học sau đây:

  1. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
  2. Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế
  3. Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội
  4. Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng
  5. ĐH Thái Nguyên
  6. Trường ĐH Cần Thơ
  7. Trường ĐH Hà Nội
  8. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
  9. Trường ĐH Vinh
  10. Học viện An ninh nhân dân
  11. Trường ĐH Sài Gòn
  12. Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
  13. Trường ĐH Trà Vinh
  14. Trường ĐH Văn Lang
  15. Trường ĐH Quy Nhơn
  16. Trường ĐH Tây Nguyên
  17. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
  18. Học viện Báo chí Tuyên truyền.

Hoặc có 1 trong các điều kiện sau đây:

- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cấp bằng.

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài.

- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ B1 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Bộ GD&ĐT, theo bảng quy đổi dưới đây, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ, được cấp bởi các cơ sở được Bộ GD&ĐT cho phép hoặc công nhận. Hiệu trưởng phải thẩm định và chịu trách nhiệm về tính xác thực của chứng chỉ ngoại ngữ trước khi công nhận tương đương.

  

Bảng quy đổi chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3/6

 

TT

Ngôn ngữ

Chứng chỉ/Văn bằng

Trình độ / Thang điểm
(Tương đương Bậc 3)

1

Tiếng Anh

TOEFL iBT

30 – 45

TOEFL ITP

450 – 499

IELTS

4.0 – 5.0

Cambridge Assessment English

B1 Preliminary / B1 Business Preliminary / Linguaskill

Thang điểm: 140 - 159

TOEIC (4 kỹ năng)

Nghe: 275 – 399

Đọc: 275 – 384

Nói: 120 – 159

Viết: 120 - 149

2

Tiếng Pháp

CIEP / Alliance Française Diplomas

TCF: 300 – 399

Văn bằng DELF B1

Diplôme de Langue

3

Tiếng Đức

Goethe - Institut

Goethe – Zertifikat B1

The German TestDaF Language

TestDaF Bậc 3 (TDN 3)

4

Tiếng Trung Quốc

Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)

HSK Bậc 3

5

Tiếng Nhật

Japanese Language Proficiency Test (JLPT)

N4

6

Tiếng Nga

ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному

ТРКИ-1 (TRKI-1)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét